Cũng giống như những vấn đề về da khác, sẹo rỗ do mụn áp dụng các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi vì, lúc mới hình thành sẹo còn nhỏ, nông, chân sẹo còn non, chữa trị kịp thời sẽ nhanh lành lại. Còn trường hợp sẹo lâu năm, với tác động của môi trường ô nhiễm, vệ sinh cá nhân kém hoặc viêm nhiễm, khiến sẹo ăn sâu thêm, chai cứng hơn, dày bì và cấu trúc da ổn định nên rất khó loại bỏ.

Chưa kể càng lớn tuổi, làn da gặp nhiều vấn đề lão hóa, xuống cấp và yếu ớt. Vì vậy, cũng gây hạn chế đến việc áp dụng các phương cách trị sẹo. Do đó, sẹo lâu năm đòi hỏi bạn phải áp dụng đúng phương pháp và kiên trì chữa trị trong thời gian dài, không thể một sớm một chiều mà có thể hết.

SẸO RỖ LÀ GÌ?

Sẹo rỗ (lõm) là một trong những loại sẹo thường gặp bên cạnh sẹo lồi, sẹo thâm và sẹo đỏ. Thuật ngữ sẹo rỗ đề cập đến tổn thương da có dạng lõm với kích thước và hình dạng không đồng đều. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sẹo lõm là do các sợi elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy, tổn thương và mất khả năng hồi phục khiến da hình thành các vết lõm trên bề mặt.

Thực chất, sẹo là hệ quả của quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể sau khi lớp trung bì và hạ bì bị tổn thương. Khi nghiên cứu mô bệnh học, các chuyên gia nhận thấy vùng da bị sẹo có cấu trúc khác với các vùng da thông thường.

Sẹo rỗ không gây đau, ngứa ngáy, khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên sự xuất hiện của các vết sẹo trên làn da – đặc biệt là vùng da mặt ảnh hưởng nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Sẹo rỗ là gì? Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SẸO RỖ

Do mụn

Theo thống kê, có hơn 80% số người ở độ tuổi thanh thiếu niên gặp phải các vấn đề về mụn và có hơn 5% số người phải tiếp tục đối diện với mụn ở độ tuổi trưởng thành sau 20 tuổi.

Sẹo mụn là hậu quả của tình trạng mụn trứng cá, mụn sưng viêm do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi lượng dầu thừa vượt ngưỡng cho phép. Cùng tế bào da chết và vi khuẩn, chúng khiến các lỗ chân lông nở ra, gây vỡ thành của nang lông.

Nếu tổn thương nhẹ trên bề mặt thì có thể hồi phục nhanh chóng, nhưng nếu các lỗ nang lông bị nứt sâu, nhiễm trùng và tràn vào các mô xung quanh, chúng sẽ tạo ra tổn thương sâu hơn. Theo cơ chế hoạt động của cơ thể, da sẽ cố gắng phục hồi tổn thương bằng cách tạo ra các sợi collagen mới. Tuy nhiên, quá trình sửa chữa thường làm cho da không được mịn màng và hoàn hảo như ban đầu, dù cơ thể sản xuất rất nhiều hay rất ít collagen cũng đều dẫn đến việc hình thành các vết lõm hay lồi, gọi là sẹo.

Thâm và sẹo là hậu quả không mong muốn sau thời gian xử lý mụn không đúng cách. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người, việc hình thành sẹo có thể không giống nhau. Có người sẽ hình thành sẹo lồi, có người hình thành sẹo rỗ và cũng có những người hình thành sẹo nhọn (sâu và khó điều trị hơn). Tuy nhiên, một điểm chung là các loại sẹo sau khi hình thành đều là minh chứng của làn da bị tổn thương.

Do bệnh thủy đậu

Thủy đậu (trái rạ) là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Bệnh lý này thường gây sốt, mệt mỏi kèm theo tổn thương da là các mụn nước nhỏ, mọc rải rác trên toàn bộ cơ thể. Tổn thương do thủy đậu có kích thước khoảng 3 – 8mm. Sau khoảng 4 – 5 ngày, các mụn nước có xu hướng khô lại, bong vảy và biến mất.

Khi mụn nước biến mất thường để lại các vết thâm trên bề mặt da. Tuy nhiên, trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, thường xuyên gãi cào và ma sát mạnh lên da, vùng da tổn thương có thể bị thâm đen và hình thành sẹo lõm.

Sẹo rỗ do các nguyên nhân khác

Ngoài ra, sẹo lõm cũng có thể hình thành do một số nguyên nhân khác như:

  • Mụn nhọt
  • Viêm nang lông
  • Áp xe
  • Viêm nhiễm
  • Chấn thương da

Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp bị sẹo rỗ (sẹo lõm) đều xảy ra ở người từ 15 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ có tốc độ phục hồi da nhanh nên hiếm khi gặp phải loại sẹo này. Trong khi đó, tốc độ và khả năng hồi phục của da có xu hướng giảm dần theo độ tuổi khiến bề mặt da trở nên kém mịn màng, thiếu săn chắc và dễ bị tổn thương.

NHẬN BIẾT CÁC LOẠI SẸO PHỔ BIẾN

Sẹo rỗ là gì? Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Sẹo lõm chân đá nhọn (Ice Pick)

 

Đặc điểm nhận dạng: Sẹo Ice Pick là sẹo khá phổ biến. Sẹo có dạng lỗ sâu và hẹp, miệng khá rộng (khoảng 2mm) và hẹp dần về phía chân, là sẹo sâu nhất trong các loại sẹo sau mụn. Có thể tưởng tượng như giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da, hình chữ V. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm.
Nguyên nhân gây sẹo: Sẹo Ice Pick thường gây ra bởi những nốt mụn có chân sâu, hoặc những nốt mụn ẩn rất sâu vào trong da. Loại mụn này khó điều trị với các sản phẩm thông thường vì nhân mụn ẩn sâu vào trong da.

Sẹo lõm chân vuông (Box car)

Đặc điểm nhận dạng: Boxcar Scar là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy sẹo tương đối bằng và nông, thường có hình oval. Sẹo thường có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm đến 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
Nguyên nhân gây sẹo: Được hình thành từ những nốt mụn khi sưng viêm có kích thước to hoặc những nốt thủy đậu và bệnh varicella sẽ để lại sẹo dạng hình hộp.

Sẹo gợn sóng (Rolling)

Đặc điểm nhận dạng: Hình thành khi da bị “bùng nổ” tức là nhiều mụn cùng xuất hiện ở 1 hoặc nhiều vị trí trên khuôn mặt. Đây là loại sẹo khó trị nhất.

Bạn sẽ thấy sẹo gợn sóng thường xuất hiện ở vùng lớn, rộng và tạo hiện tượng gập ghềnh như những ngọn sóng trên bề mặt da. Sẹo Rolling có miệng rộng (4-5mm) nhưng chân lại sâu. Khi loại sẹo này hình thành đồng nghĩa với việc lớp hạ bì của làn da đã tổn thương nặng.
Nguyên nhân gây sẹo: Những vùng da đã từng bị mụn viêm xuất hiện thành từng mảng lớn, cộng với việc xử lý mụn không đúng thao tác sẽ dễ để lại sẹo gợn sóng. Bởi lẽ những điều đó đã phá hủy sâu vào lớp hạ bì của da khiến hệ thống cấu trúc da bị xáo trộn tạo ra bề mặt gập ghềnh như gợn sóng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ SẸO RỖ

Với nền công nghiệp mỹ phẩm phát triển, hiện nay chúng ta có rất nhiều phương giảm trị thâm và sẹo mụn. Từ đơn giản có thể dễ dàng thực hiện ở nhà như sử dụng vitamin C, AHA và retinol để tái tạo lại vùng da bị thâm và không bằng phẳng. Đến phức tạp được thực hiện ở trong các spa thẩm mỹ như mài da vi điểm (microdermabrasion), thay da sinh học (chemical peel), chiếu tia laser, phi kim (dermarolling), lăn kim (microneedling), tiêm làm đầy (derma filler), cắt đáy sẹo rỗ (subcision)…

Chiếu tia laser

Đây là phương pháp trị thâm, nám và sẹo hiệu quả được phái đẹp dành sự ưu ái nhất. Bằng cách sử dụng tia laser và điều chỉnh tần số phù hợp, những vết thâm, nám và sẹo trên da sẽ được xóa đi, đồng thời kích thích sự sản sinh của collagen và elastin, đem lại làn da sáng mịn.

Sẹo rỗ là gì? Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

 

Ưu điểm:

+ Chủ yếu giúp giải quyết các vết thâm. Ít thấy kết quả đối với sẹo, đặc biệt là sẹo do mụn sẽ ít thấy hiệu quả hơn.

+ Phương pháp này chỉ dùng ánh sáng để tác dụng vào sâu trong da, ít gây cảm giác đau nhức khi trải nghiệm.

+ Những nốt thâm sau mụn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Thay da sinh học (chemical peel)

Thay da sinh học được hiểu như một phương pháp “lột da” bằng việc sử dụng các hoạt chất hóa học như các axit có gốc hữu cơ AHA (glycolic acid, acid citric…) và BHA (salicylic acid) với nồng độ cao. Lớp sừng trên cùng khô nhám của da sẽ bong ra để lớp da mới sáng mịn được tạo nên.

Sẹo rỗ là gì? Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Ưu điểm:

+ Có nhiều nồng độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da.

+ Cảm nhận được ngay làn da mịn màng, bằng phẳng sau mỗi liệu trình điều trị.

+ Chi phí hợp lý.

Lăn kim (microneedling)

Nguyên lý hoạt động là dựa trên cơ chế tự phục hồi và làm lành của cơ thể. Bằng cách dùng những mũi kim nhỏ để tạo những vết thương nông trên bề mặt da, chúng ta kích thích khả năng tự làm lành những vết thương của da, đồng thời các vết thâm sẹo mụn cũng sẽ tự lành theo như những vết thương ấy.

Lăn kim sử dụng một bánh lăn có các đầu kim li ti và dùng tay di chuyển bánh lăn thủ công để tạo ra những vết châm trên mặt. Độ sâu và nông của vết kim tùy thuộc chủ yếu vào tay người lăn. Lăn kim có thể tự thực hiện tại nhà để tiết kiệm chi phí. Nhưng chúng ta không đảm bảo được kết quả tốt nhất vì nếu tay nghề chưa có kinh nghiệm, lăn chưa đủ sâu thì kết quả không đạt còn nếu lăn quá sâu thì làn da sẽ bị tổn thương. Lăn kim tác động da theo chiều thẳng và chiều nghiêng nên tạo ra nhiều tổn thương hơn trên da.

Sẹo rỗ là gì? Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Phi kim (dermarolling)

Phi kim là phương pháp tiên tiến hơn lăn kim vì chúng ta sử dụng máy có đầu kim kích thước nano siêu nhỏ để tạo vết thương vi điểm trên da. Máy được thiết kế một lực vừa đủ và chạy tự động trên da để giảm thiểu những tổn thương không đáng có mà lăn kim gặp phải. Phi kim chỉ tác động da theo chiều thẳng đứng nên tạo ra ít tổn thương hơn so với lăn kim.

Ưu điểm: 

+ Các phương pháp này có thể điều trị các mức độ sẹo mụn từ nhẹ đến trung bình. Còn vết thâm thì hiệu quả ít thấy hơn.

+ Bên cạnh trị sẹo mụn còn giúp đẩy lùi các vấn đề lão hóa như chảy xệ, nếp nhăn, rạn da…

+ Giá thành vừa túi tiền so với các phương pháp khác như laser hay chiếu đèn LED.

+ Nhanh chóng thấy được kết quả là da đầy đặn hơn.

Cắt đáy sẹo rỗ (Subcision)

Phương pháp cắt đáy sẹo rỗ hay còn gọi là bóc tách vi điểm là phương pháp phẫu thuật dưới da có gây tê giúp loại bỏ vết sẹo bằng cách phá hủy các sợi liên kết của chân sẹo, giúp cắt đứt sự liên kết giữa mô sẹo và chân sẹo bị xơ hóa. Từ đó giải phóng bề mặt sẹo, da được nhấc lên và làm đầy nhanh hơn.

Dụng cụ để cắt đáy sẹo rỗ là kim y khoa Nokor có kích thước khoảng từ 18g đến 20g. Tiến hành bằng cách dùng kim đâm xuyên qua bề mặt da, vị trí đâm là kế bên vết sẹo, khi đâm thì nghiêng lên trên song song với bề mặt da. Kim sẽ đi sâu vào lớp hạ bì để cắt đứt các sợi xơ liên kết.

Do bóc tách sẹo là một phương pháp có tính xâm lấn, nên đôi khi sẽ để lại một số vết thâm trên da sau khi điều trị. Các vết thâm này hình thành do quá trình tái tạo cấu trúc da, trong đó có hiện tượng tăng sinh của các mạch máu để nuôi dưỡng vùng đáy sẹo, giúp sẹo đầy lên.

Những vết thâm này là một biểu hiện tất yếu trong quá trình lành thương nên sẽ mờ dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng từ 4-6 tuần (tùy theo cơ địa của mỗi người).

Ưu điểm:

+ Phương pháp này giúp điều trị những loại thâm sẹo mụn nghiêm trọng nhất và hiệu quả đem lại cao và nhanh hơn hẳn các phương pháp khác.

+ Khi thực hiện, chúng ta sẽ không cảm thấy đau đã được ủ tê trước đó.

+ Sẹo rỗ sau khi điều trị sẽ không bị lõm xuống trở lại vì phương pháp cắt đáy sẹo rỗ là phương pháp duy nhất chữa sâu tới tầng hạ bì của da còn những phương pháp khác chỉ giải quyết trên bề mặt da nên khả năng sẹo bị lõm lại cao hơn.

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ NGĂN NGỪA SẸO RỖ SAU MỤN

Không tự ý nặn mụn

Đây là điều mà bạn sẽ được các chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyên khi thăm khám da. Hành động nặn mụn vô tội vạ không chỉ khiến mụn lây lan trên diện rộng mà còn là nguyên nhân đẩy nhanh việc hình thành sẹo.

Rõ ràng sau khi thực hiện nặn mụn tại nhà, bạn sẽ thấy vết thương rất lâu lành và để lại thâm dai dẳng, thế nhưng vì tâm lý muốn chấm dứt mụn nhanh chóng, bạn tự ý dùng tay để lấy nhân mụn bên trong. Đối với các loại mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn cám thường không để lại sẹo vì chúng chỉ tồn tại trên lớp thượng bì, nhưng mụn bọc, mụn mủ sẽ làm tổn thương các mô da bên trong nếu nặn không đúng cách.

Khi tự ý nặn mụn bằng các dụng cụ thiếu chuyên nghiệp, lực nặn không đúng, da tay không được vệ sinh sạch sẽ, nang lông sẽ bị hoại tử và tạo nên các mảng sẹo dày đặc. Đối với các loại mụn bắt buộc phải tác động để lấy nhân bên trong, tốt nhất bạn nên đến trung tâm thẩm mỹ, spa uy tín để được thực hiện bằng những biện pháp và thiết bị chuyên dụng.

Đừng xem thường các vết thương hở

Lực nặn quá mạnh sẽ khiến các mạch máu bên dưới da bị vỡ, bó sợi collagen đứt gãy, nhẹ thì da sẽ ửng đỏ, trầm trọng hơn sẽ chảy máu. Cồi mụn ra khỏi lỗ chân lông sẽ nhường chỗ lại cho sự tấn công của các loại vi khuẩn, bụi bẩn tấn công gây tình trạng viêm nhiễm, tắc nghẽn và tiếp tục tạo điều kiện để hình thành mụn mới.

Vấn đề quan trọng nhất bạn cần lưu ý là tuyệt đối không nên sử dụng các loại mỹ phẩm makeup trên vết thương hở vừa nặn mụn. Hóa chất độc hại và những thành phần gây kích ứng cho vùng da đang nhạy cảm sẽ là kẻ sát nhân hủy hoại làn da của bạn không thương tiếc.

Điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao, nguy cơ sẹo càng giảm

Mụn cũng là một bệnh lý thông thường, nếu được điều trị sớm thì khả năng cải thiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sớm không đồng nghĩa với việc vội vàng tìm kiếm các giải pháp trị mụn cấp tốc như kem trộn bày bán tràn lan ngoài chợ trời nhé. Tùy vào từng loại mụn và tình trạng da bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Tránh xa ánh nắng mặt trời

Dù làn da của bạn đang khỏe mạnh hoặc gặp bất cứ vấn đề gì thì ánh nắng mặt trời vẫn là kẻ thù nguy hiểm nhất. Tác hại của tia UV khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, dẫn đến việc không đủ sức chống chọi với những tác hại từ môi trường, tuyến mồ hôi và bã nhờn tăng cường hoạt động, mở đường để vi khuẩn xâm nhập tích tụ hình thành mụn.

Rất nhiều người quan niệm rằng thoa kem chống nắng sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, nguyên nhân khiến mụn không thể thuyên giảm. Hãy dừng ngay suy nghĩ ấy nếu bạn thật sự muốn nâng niu làn da của mình. Thay vì loại bỏ hoàn toàn kem chống nắng trong quy trình skincare mỗi ngày, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, chỉ số chống nắng đủ để bảo vệ làn da nhưng không gây kích ứng cho tình trạng nhạy cảm của da mụn.

Vệ sinh da sạch sẽ, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Chế độ chăm sóc da và thói quen sinh hoạt hàng ngày quyết định đến 70% hiệu quả điều trị mụn và ngăn ngừa tối đa tình trạng hình thành sẹo.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần lưu ý chính là làm sạch với sữa rửa mặt 3 lần/1 ngày (1 lần buổi sáng và 2 lần buổi tối) để làm thông thoáng hoàn toàn lỗ chân lông, lấy đi những cặn bã, bụi bẩn tích tụ suốt một ngày dài. Đây cũng được xem là bước hỗ trợ để dưỡng chất trong các sản phẩm điều trị và chăm sóc tiếp theo thẩm thấu vào da nhanh chóng, phát huy đầy đủ công dụng. Nếu bạn thường xuyên trang điểm hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, đừng quên tẩy tế bào chết 2-3 lần/ tuần.

Tốt nhất bạn nên nói không với các loại thực phẩm cay nóng, nhiều đường, giàu chất béo động vật, chất kích thích, đồng thời bổ sung những loại rau củ quả trong thành phần ăn mỗi ngày. Duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 6-8h mỗi ngày, hạn chế thức khuya và không để rơi vào tình trạng stress kéo dài.